Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

ĐIỆU NHẢY CỦA YÊU THƯƠNG.



Tôi lấy một cái tựa như vậy để viết về tình yêu.
Tình yêu không phân biệt màu da, chủng tộc và sang hèn. Tình yêu giữa loài người với nhau. Tình yêu giữa con người và con người.
Con người có mặt ở mọi nơi trên trái đất. Có nhiều màu da, có nhiều màu mắt, có nhiều màu tóc và có nhiều tiếng nói, phong tục khác nhau.
Khi xưa, điều kiện đi lại chưa có, con người chỉ biết đến những người xung quanh , bà con, xóm giềng  và những người trong nước mình thôi. Đâu biết rằng trái đất rộng lớn bao la và mọi nơi con người đã hiện hữu.
Do chỉ nhìn một góc độ rất nhỏ và tính ích kỷ, coi cái tôi của mình lớn quá nên ngay trong một nước, chúng ta vẫn tị hiềm với nhau, chê bai nhau về tiếng nói, phong tục và tánh tình.
Khi lần đầu tiên tiếp xúc với người Âu châu ta đã sợ hãi khi thấy họ mắt  xanh, mũi  cao, da trắng, tiếng nói rất lạ lùng. Ta đã gọi họ là Bạch Quỷ và không dám lại gần. Tất cả những gì văn minh họ có, ta đều nghĩ là ma thuật, là tà đạo. Một kiến thức hạn hẹp, ích kỹ đã khiến nước ta lạc hậu và bị đô hộ cả 100 năm. 
Thế giới văn minh càng đến gần, ta mới biết về năm châu, bốn biển. Mới mở rộng tầm mắt, mở rộng sự hiểu biết và trái tim mở rộng yêu thương.
Con người nơi nào cũng có người tốt, kẻ xấu. Bất cứ dân tộc nào cũng có kẻ gian tham, có người hiền lành. Trái tim con người là trái tim có cảm giác. Vẫn có nước mắt chảy ra khi đau khổ. Vẫn có nụ cười hân hoan khi mừng rỡ.
Cái gì liên kết loài người lại gần nhau không phân biệt. Đó là ngôn ngữ của yêu thương, đó là tình nhân loại. Người ở châu Âu, châu Mỹ có thể đến một vùng đói khát nơi Châu Phi  để giúp đở, tiếp tế thuốc men, giúp họ cải thiện đời sống một cách vô vị lợi.
Khi một nơi nào bị thiên tai hay dịch họa, cả thế giới đều thấy mình có trách nhiệm và tận tình giúp đở. Những Bác Sĩ, những tình nguyện viên, những tu sĩ các tôn giáo đã dâng hiến đời mình vì người khác. Họ hy sinh vì tình nhân loại, vì tiếng vọng thiêng liêng của từ bi và bác ái.
Tiếng nói yêu thương đã đem người lại gần với người không phân biệt màu da và tôn giáo. Tiếng nói đó thiêng liêng do Thượng Đế ban tặng cho loài người để họ có cùng một rung cảm về thiên nhiên và cảnh vật.
Một trong những thông điệp của yêu thương là âm nhạc.
 Âm nhạc không phân biệt ngôn ngữ, âm nhạc là những rung cảm từ tâm hồn. Âm nhạc khiến trái tim con người mở ra và gần gũi.
Bây giờ đã bước vào tháng 12. Nhà nhà đang chuẩn bị treo đèn để mừng Giáng Sinh. Những cây Noel đã lấp lánh lung linh đem sự bình an và hạnh phúc đến mọi nhà. Không phân biệt tôn giáo, chúng ta cùng mừng ngày Chúa sinh ra đời.
Chúng ta cùng cầu nguyện cho thế giới hòa bình, cho thiên tai giảm thiểu. Cho con người xích lại gần nhau. Cho những yêu thương nở hoa và hung ác đi vào hủy diệt 
Ngày Lễ Giáng Sinh là thông điệp của yêu thương Chúa mang đến cho con người. Ngài đã chịu thương khó sinh ra nơi một đồng hoang vắng, trong máng cỏ nghèo hèn để nói với nhân loại con người không phân biệt. Con người là anh em nên phải yêu thương và giúp đở nhau. Ngài sinh ra nhạc trời trổi lên và nhân loại nhận được những hồi chuông những điệu nhạc vang lên thảnh thót mỗi mùa Giáng Sinh.
Thật đẹp thay người thanh niên trong Youtube này đã làm được điều đó. Anh ta đã  đem âm nhạc và điệu múa đến mọi nơi trên thế giới, khiến cuộc sống nơi đó khởi sắc,vui tươi và thân thiện..
Điệu nhảy của mỗi dân tộc mỗi khác. Nhưng nó thể hiện sự vui tươi, hạnh phúc trong cuộc sống. Những hoạt động tay chân nhịp nhàng khiến con người thấy cùng chung một cảm xúc, một niềm vui và thông cảm nhau hơn.
Hãy cùng nhau nhảy, hãy cùng nhau cười, hãy cùng nhau chia sẻ yêu thương .

Mời các bạn hãy mở Youtube này để thấy lòng tràn ngập niềm vui trong mùa Giáng Sinh.
Để thấy âm nhạc và khiêu vũ thật tuyệt vời. 
Để thấy thế giới thật bao la và mình không bao giờ cô đơn.
Tôi nghĩ đó là "Điệu nhảy của yêu thương." xin chia sẻ cùng các bạn.


Nguyễn thị Thêm.

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Mùa Lễ Tạ Ơn. Mời đọc bài viết của Alfa Vũ Đức Quyền



lời cám ơn muộn

người Việt Nam chúng ta - cứ mỗi dịp cuối năm vào tháng chạp âm lịch hay tháng mười hai theo dương lịch - chúng ta thường hay tính toán sổ sách cuối năm - để biết làm ăn ra sao .... tôi cũng đã từng thấy rầm rộ quảng cáo .... " tưng bừng khai trương "  và cũng có lắm  " âm thầm dẹp tiệm " .... nhưng dù sao đi nữa ... nếu có nợ nần gì nhau ... thì cũng cố trả thôi ... bằng không ... cũng lo phải nói làm sao - để gọi là .... " cho vừa lòng nhau " .

đó là - thời còn ở Saigon - nhưn g còn ở quê người - xứ Mỹ thì sao ?
sau nhiều năm ăn nhờ - ngủ đậu xứ người ... đi học - đi cày ... cố gắng làm lại cuộc đời.... kiếm được việc làm .... đồng lương cũng khá .... mua được cái xe đời mới ... mua được căn nhà " như ý " lấy được người vợ " đẹp - đảm đang " và có con " học giỏi - chơi tài " .... nhập gia - tùy tục ...Mỹ sao - thì mình vậy ...  tới ngày thanksgiving ... cũng gà tây nướng lò ... cũng gravy ... cũng stuffing ... cũng canberry sauce ... cũng pumpkin pie ... cũng bánh táo ... cũng whisky ... cũng coke.... cũng x.o ...cũng nâng ly .... một .... hai ... ba  " dzô " ... cũng dao ... cũng fork... cũng đọc kinh tạ ơn thượng đế .... nhưng chúng ta lỡ quên - còn nhiều điều đã mang ơn .... nhưng chưa một lần nói đến hai chữ Cám Ơn .

chúng ta đã - chóng quên ... trong những ngày cuối cùng ở miền Nam - Việt Nam Cộng Hòa nước tôi - một số đông người chạy ... lánh xa quân cộng sản .... trong lúc đó thì người lính Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn ghì súng ở tuyến đầu biên ải .... ở vùng ba .... vùng bốn chiến thuật ... có những anh hùng mũ nâu .... mũ xanh .... mũ đen ... mũ đỏ .... vừa nằm xuống bởi giao tranh với loài quỷ đỏ .... để cho nhiều người chạy " thoát " . Theo tôi thì - chúng ta đã " nợ " họ  - những người lính còn cầm súng đánh giặc .... cho đến ngày cuối tháng tư đen .... ngày tang thương của hai mươi năm xây dựng miền Nam - với Tự do - nhân quyền và no ấm .
tuy món nợ này - không ai "đòi " chúng ta - nhưng lương tâm ... khi nghĩ về ...sự sống hôm nay... là " bởi " đâu ??? thế nhưng - có nhiều người .... chưa trả " món nợ " này ... và cũng chưa một lần tỏ lòng kính trọng . Họ quên đi ... hay vô tình .... quên đi - ngày xưa .... thời đệ nhất cộng hòa - chúng ta đã thừa hưởng một nền giáo duc - rất ư là nhân bản - rất đỗi NGƯỜI . Chúng ta đã lớn lên trong tư tưởng - bởi những điều đã học được trong " Quốc Văn Giáo Khoa Thư "  Quyển sách - dậy chúng ta làm người  - làm người Lương thiện tôi xin lỗi.... những người đọc - những bạn trẻ hôm nay .... đã không có được dip may - để học " Quốc Văn Giáo Khoa Thư " thời Tiểu Học ] lớp tuổi - người viết bài này .... tuổi cũng ngoài sáu bó và cũng gần tới tuổi " cổ lai hy " như ngày xưa .... hiếm người thọ tới bảy mươi .
tuổi bảy mươi - vẫn còn chưa " già lắm " trong tâm hồn .... cho nên vẫn còn đậm nét " Quốc Văn Giáo Khoa Thư " do cụ Trần Trọng Kim và Nguyễn văn Ngọc biên soạn .... tinh thần sách Quốc Văn nêu lên những gương tốt - thành thật - thương yêu và luôn luôn nghĩ đến tha nhân ( người khác )Thương biết mấy .... những bài học trong Giáo Khoa Thư - ngày xưa và cộng thêm tinh thần " Tâm Hồn Cao Thượng " mà ông Hà Mai Anh đã dịch ra từ " Grand coeur " của Edmond de Amicis ( 1846 - 1908 ) lớp tuổi chúng tôi 1946 - 1947 -1948 lớn lên và ngủ say trong những bài học " Quốc Văn " và " Tâm hồn cao thượng " .... thấy tâm hồn mình lớn lên như " Phù Đổng " và biết ơn những " Thày - Cô giáo " xưa .... như ông Carnot - trở lại trường học xưa ... thăm thày giáo cũ ....
tuổi thơ của chúng tôi.... như thế đó ... sống và hành động theo những điều đã học được trong " Quốc Văn Giáo Khoa Thư " ... Sống vị tha và sống biết ơn - biết ơn đời .... biết ơn mọi người .... như những người xứ Hoa Kỳ ... họ luôn nói lời Cám Ơn .

bạn thân ,
trong tháng 11 mỗi năm - ở đất nước này ... có lễ lớn : Veterans day và Thanksgiving .
xin bạn cùng tôi - chúng ta :

Cám ơn đất nước này và dân chúng đã cưu mang chúng ta .... thoát khỏi gông cùm quỷ đỏ - loài côn trùng cực độc .
* Tạ ơn những bậc tiền bối " Dựng nước " và "Giữ nước " cùng những anh hùng - giữ trọn tiết tháo " Tướng chết theo thành "
* Cám ơn những thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa - mà máu họ đã thấm vào lòng đất MẸ hay có nhiều người đã để lại chiến trường một phần thân thể để bảo vệ miền Nam .
* Cám ơn các Chiến Sĩ Cộng Hòa - đã cầm súng giữ gìn An Ninh - Trật Tự cho muôn người được bình yên - an vui - hạnh phúc và cùng nhau xây dựng miền Nam hoa gấm .

Có như thế  - chúng ta mới đủ tư cách  - ngẩng mặt lên " không HỔ với TRỜI  " và khi nhìn xuống " không THẸN cùng ĐẤT " .

Hillsboro - cõi tạm .
Vũ đức-Quyền .  Khóa 6/68
                                                        


















Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Happy Thanksgiving

Kính Chúc : Quý Hội Viên cùng gia quyến
                     Quý Thân Hữu và Toàn thể Cộng Đồng Người Việt TB Oregon và Vùng Phụ Cận
               
                                               Mùa Lễ Tạ Ơn Thật Đầm Ấm, Vui Tươi
                   

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

SBTN. Người yêu của lính- Yểm trợ Thương phế binh.

                                                 (Nguồn từ email của anh Chu Quang Đại)
Một lần nữa Ca sĩ Ngọc Minh giới thiệu tập thơ "Hồi Ký Không Trọn Vẹn" của anh Chu Quang Đại cùng với website riêng của anh. 

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Cảm ơn đất nước đã dung thân

Cảm ơn đất nước đã dung thân  Lê Phan
Tuần này Hoa Kỳ chào đón Lễ Thanksgiving, Lễ Tạ Ơn. Âu cũng là một dịp để nói chuyện ân tình.
Và cái câu chuyện ân tình đó phải bắt đầu bằng ngay chính đất nước Hoa Kỳ. Tôi mới được một người bạn gửi cho một bài viết thật chân tình hẳn là của một người Mỹ gốc Việt. Bài mang cái tên “Người Khách Trọ Vô Tình.”

Bài viết không thấy ký tên mở đầu với câu chuyện về thành phố Rialto của quận San Bernadino, California. Quận này, theo bài viết là một quận nghèo, nửa cư dân là người gốc Mexico, một phần năm là dân gốc Phi Châu. Lợi tức đầu người chỉ khoảng 13,375 đô la một năm và 13% dân chúng sống dưới mức nghèo đói ở Hoa Kỳ trong khi tỷ lệ tội ác lại cao hơn các thành phố khác, nhưng thành phố không đủ ngân sách thuê thêm cảnh sát. Rialto cũng có rất nhiều trẻ em bỏ học vì bố mẹ quá nghèo hay không đủ Anh ngữ. Thêm vào đó, hầu hết các gia đình không có computer nên việc học của con cái rất khó khăn.

Gần đây một nhóm người Việt gồm nhà giáo, bác sĩ, sinh viên và tu sĩ cư ngụ trong vùng San Bernadino, đã chọn Rialto để thành lập một trung tâm giáo dục nhỏ mang cái tên tắt là H.O.M.E, viết tắt của chữ House of Meditation & Education nhưng cũng đồng thời có nghĩa là mái ấm gia đình. Các em có thể đến đó để học sử dụng computer, giúp làm homework hay chỉ đọc sách. Phụ huynh theo con đến cũng được chỉ dẫn về computer và giúp đỡ. Người đứng đầu nhóm thiện nguyện này, theo bài viết, là một bác sĩ, sau khi con cái ăn học thành tài, nay cảm thấy mình phải trả nợ cho vùng đất đã dung thân mình.

Bài viết đặt câu hỏi, “Trên nước Mỹ này bao nhiêu người trong chúng ta đã làm được những việc như thế này?”

Rồi kể tiếp câu chuyện của một vị linh mục đã hỏi giáo dân là trong thành phố đã cưu mang chúng ta này, có nhiều người Mỹ nghèo hơn chúng ta, nhưng lòng bác ái của họ thì không nghèo, không một công tác từ thiện nào mà họ không góp công góp của, không như người Việt chúng ta.

Giáo dân đã trả lời linh mục, “Thưa cha. Vậy thì Cha nghĩ, 8 tỷ một năm gửi về Việt Nam không phải là tiền từ thiện hay sao? Có điều chúng ta chỉ lo cho quê hương, họ hàng, còn ở đây chúng ta chỉ là người khách trọ.”

Bài viết sau đó đã than thở về sự bạc bẽo của cộng đồng người Việt với quốc gia đã cưu mang mình. Ngoài những nghĩa vụ luật định mà chúng ta làm đủ, “hình như chúng ta vẫn sống trên đất Mỹ không gì khác hơn là một du khách, hay là một người tình 'vẫn đi bên cạnh cuộc đời' không hề lưu tâm để ý gì đến những chuyện chung quanh.”

Nhưng theo tác giả chúng ta không phải là cộng đồng duy nhất. Một số người Hồi giáo đã “trả ơn” nước Mỹ bằng cách quyên góp tiền gửi về ủng hộ cho al-Qaeda, kẻ thù của đất nước đã cho mình dung thân. Nhiều di dân từ Hoa Lục hay ngay cả Đài Loan đã trở thành gián điệp cung cấp cho quốc gia mình những bí mật quốc phòng hay kinh tế của Hoa Kỳ. Thật là một thứ nuôi ong tay áo.

Những người này cũng như người Việt chúng ta, khi nhập quốc tịch, đã tuyên thệ trung thành với Hoa Kỳ, nhưng vẫn xem việc nước Mỹ như việc hàng xóm, không muốn can thiệp hay đóng góp, thậm chí cũng không muốn đi bầu nữa.

Ấy vậy mà nếu khi không may, nếu bị nạn, Hoa Kỳ đã không bỏ rơi công dân của mình. Hai cô phóng viên người Mỹ gốc Hoa và người Mỹ gốc Hàn bị Bắc Hàn bắt đã được đích thân cựu Tổng Thống Bill Clinton đến đón về, trong khi chính phủ Mỹ đã gửi một viên chức tình báo cao cấp đến để đón ba công dân Mỹ mới đây, trong đó có một người gốc Hàn. Những người Mỹ gốc Việt cũng vậy. Khi Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân bị chính quyền Hà Nội bắt, chính phủ Hoa Kỳ đã tận tình can thiệp giúp giải cứu ông không phải một mà hai lần.

Bài viết rất chân tình của tác giả vô danh mà người bạn tôi gửi cho chỉ nói đến người Mỹ gốc Việt, nhưng điều tác giả viết áp dụng cho tất cả những người gốc Việt đang sống trên khắp thế giới.

Một người Việt nào đó đã phát minh ra chữ “tạm dung” thật chí lý. Nhưng tạm dung là giai đoạn đầu khi chúng ta mới đến nơi đó, chứ khi đã thành công dân, chúng ta cần phải thay đổi thái độ.

Điều mà hầu hết chúng ta quên là bây giờ chúng ta trước hết là công dân Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc hay bất cứ một nơi nào đã dung túng chúng ta rồi sau đó mới là người Việt Nam. Quê hương thứ hai của chúng ta đã trở thành nhà. Nó không những là nơi dung túng chúng ta mà nay là nơi quyền lợi của chúng ta gắn liền. Nếu một mai không may quê hương đó bị tấn công thì không những quyền lợi của chúng ta bị lâm nguy mà ngay cả tính mạng, sự sống của chúng ta cũng sẽ khó còn.

Ấy là chưa kể chuyện nếu lỡ có vấn đề “xung đột về lòng trung thành” thì sao? Giữa quê hương thứ nhất và quê hương thứ hai chúng ta chọn nơi nào?

Những người Việt ra đi sau năm 1975 có ít lý do để trung thành với chế độ hiện nay, nhưng sự trung thành không phải chỉ thu hẹp vào chế độ.

Hôm nọ tôi gặp một người bạn vốn là dân Anh gốc Đức. Bà bạn tôi kể lại là mới về Đức thăm gia đình, vốn tất cả đều còn sống ở Đức.

Bà nửa đùa nửa thật bảo tôi, “Bạn có biết không, bỗng dưng về Đức tôi trở thành một kẻ tìm cách biện minh cho ông David Cameron. Ai cũng hỏi tôi tại sao Anh Quốc đòi rút ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu? Ai cũng hỏi tôi tại sao Anh Quốc không muốn đóng góp phần tiền của mình cho Liên Hiệp?” Điều mỉa mai là bà bạn tôi là một đảng viên trung thành của Đảng Lao Động, một đại diện của nghiệp đoàn tại đài BBC, và là một người ghét cay ghét đắng Đảng Bảo Thủ của ông Cameron. Nhưng, như bà nói, “Ông ta là thủ tướng của nước tôi và tôi đã chọn làm người Anh thì phải bảo vệ lập trường của ổng, dầu cho không đồng ý với những lập luận của ông ta.”

Điều bà nói đã làm tôi thêm suy nghĩ. Ở một khía cạnh nào đó, cũng như bà, tôi đã chọn làm dân Anh, làm thần dân của Nữ Hoàng Elizabeth II. Khi theo dõi các cuộc thi đấu ở Thế Vận Hội, tôi đã hết sức xúc động khi lá cờ Union Jack được kéo lên và bài quốc ca “God Save the Queen” trỗi lên bởi chiến thắng của một người Anh cũng là chiến thắng của tôi. Mỗi năm vào tháng 11 này khi những cựu chiến binh Anh bắt đầu xuống đường bán những bông hoa poppies làm bằng giấy để giúp vào quỹ cho các cựu chiến binh, tôi đã cảm thấy cần phải mua vài bông để chứng tỏ biết ơn sự hy sinh của những quân nhân đó. Và càng sống ở Anh lâu tôi ngày càng cảm thấy cái chất “ăng-lê” nó thấm vào mình. Tôi cũng bất mãn khi người ta không có tinh thần “fair play.” Tôi gật gù khi người Anh lắc đầu bảo “It's just not cricket.” Đây là một thành ngữ có nghĩa là “Chơi như vậy là chơi xấu, không đúng luật chơi.”

Điều đó không có nghĩa là tôi không cảm thấy xúc động khi thấy Việt Nam bị Trung Cộng xâm lấn. Nó cũng không có nghĩa là tôi không tự hào về nguồn gốc Việt Nam của tôi. Nhưng ngoài là người Việt Nam, tôi nay cũng là một người Anh.

Và điều đó có nghĩa là chia sẻ cái hưng suy của đất nước này như là một người dân nước đó chứ không phải chỉ là một khách ghé thăm.
Điều đó cũng có nghĩa là xin cảm ơn đất nước đã dung thân tôi.